Quyền lực:Vì sao người có kẻ không?
Tác giả: Jeffrey Pfeffer
79.000 ₫
[Thaihabooks] Cựu ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã nói: “Người ta sẽ đứng về phía bạn nếu bạn có quyền lực và sẵn sàng sử dụng nó, không những vì họ sợ bạn sẽ làm hại họ mà còn vì họ muốn được ở gần quyền lực và sự thành công của bạn.” Vậy có thể thống nhất một điểm: chúng ta cần có quyền lực. Nhưng nguyên tắc chung để đạt tới một vị trí cao, có quyền lực, có khả năng điều hành người khác là gì? Người ta đã chứng minh rằng chỉ có 20% là tài năng, 80% còn lại là ở nỗ lực và kỹ năng.
Quyền lực – Vì sao người có kẻ không là một trong số những cuốn sách hiếm hoi chỉ cho bạn những cách thức để vươn tới quyền lực. Những điều được viết trong cuốn sách này có thể khiến bạn sửng sốt bởi sự thắng thẳn đến kinh ngạc của nó. Cuốn sách chỉ ra rằng, một trong những sai lầm lớn nhất của bạn là cho rằng biểu hiện tốt trong công việc là vật bảo chứng cho khả năng thăng tiến đến vị trí quyền lực. Sai lầm thứ hai là cho rằng “đời có nhân quả”, chỉ cần mình làm tốt, mọi sự sẽ đâu vào đó. Thực tế không hẳn vậy. Glenda là nhà điều hành sản xuất tài năng, đã làm việc cho ông chủ của mình trong hơn một thập kỷ, di chuyển khắp thế giới để vực dậy một cách kỳ diệu các nhà máy lâm vào cảnh khó khăn. Bảng đánh giá công việc của cô rất tốt và cô thường xuyên nhận được những lời khen ngợi và tiền thưởng. Nhưng trong nhiều năm liền, cô không được thăng chức, và Glenda tìm ra nguyên nhân: các nhà quản lý cấp cao cho rằng cô cực kỳ hiệu quả ở vị trí hiện tại. Họ không muốn mất đi năng lực của cô trong vai trò đó. Vì thế, biểu hiện tốt không hẳn đã là vật bảo chứng, đôi khi còn là rào cản trên con đường tiến tới quyền lực của bạn.
Vậy phải làm gì để thành công, để đạt tới quyền lực? Cuốn sách này chỉ ra rằng, hãy từ bỏ ngay quan điểm thành tích tốt sẽ có vị trí tốt và rằng đời có nhân quả, và hơn hết, hãy vượt qua chính mình. Hãy biết gây chú ý, đừng sợ nổi bật. Đừng cho rằng cấp trên của bạn biết rõ công việc mình đang làm. Thực tế, những người này hoặc những người cao hơn trong tổ chức có thể không mấy quan tâm đến bạn và công việc bạn đang làm. Vì vậy, trách nhiệm của bạn là phải đảm bảo những người trong công ty biết rõ bạn đang làm gì. Có một thực tế đơn giản là mọi người thích những gì họ nhớ và để biểu hiện của bạn được ghi nhận thì nó phải trở nên nổi bật. Và đừng bao giờ sợ trở nên nổi bật và phá vỡ các quy tắc truyền thống. Nhiều người tin rằng họ có thể nổi bật khi đã có quyền lực, nhưng khi bạn đã có quyền lực, bạn không cần nổi bật hay lo lắng về cạnh tranh nữa. Mà chính buổi ban đầu khi tạo dựng sự nghiệp, những khác biệt mới là quan trọng nhất. Aiko Morita, đồng sáng lập tập đoàn Sony, đã dàm chống lại quy ước dành cho con cả bằng cách không tham gia doanh nghiệp Sake của gia đình, dám khác biệt trong vai trò người cha bằng cách cho con đi du học và làm mất lòng nhiều doanh nhân vì viết cuốn sách chỉ trích mạnh mẽ cách kinh doanh của người Mỹ. Nhưng ông đã đưa Sony trở thành công ty Nhật Bản đầu tiên có tên trên sàn giao dịch New York.
Một trong những nguyên tắc quan trọng để có được quyền lực đó là khả năng xây dựng quan hệ, tạo nguồn lực vững chắc cho bản thân. Như một vị cựu giám đốc quản lý của Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhận định thì: “Quan hệ suy cho cùng chính là hợp đồng.” Quan hệ và nguồn lực là thứ tuyệt vời, vì một khi bạn đã có nó thì việc duy trì quyền lực sẽ trở thành quá trình tự tăng cường. Vì thế, lời khuyên là hãy xây dựng nền tảng nguồn lực bên trong và ngoài tổ chức của bạn, thúc đẩy quan hệ với các tổ chức có uy tín, xây dựng mạng lưới xã hội hiệu quả và năng suất.
Đừng bao giờ than phiền cuộc sống không công bằng hay văn hóa của tổ chức nơi bạn đang làm việc không lành mạnh, hoặc ông chủ của bạn là người không ra gì. Đừng chờ đợi ai đó có quyền lực sẽ sử dụng quyền lực đó một cách nhân từ, rộng lượng để cải thiện tình hình. Việc tạo ra hoặc tìm ra một nơi tốt hơn cho bản thân hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Một trong những nghiên cứu gây sốc nhất trên thế giới đó là những người ở đáy cùng của hệ thống cấp bậc có tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch cao gấp 4 lần những người ở vị trí cấp cao. Vì thế, hãy tin rằng, công cuộc tìm kiếm quyền lực chính là sinh mệnh, là hành trình cuộc đời của mình. Và hãy đọc cuốn sách này để biết cần làm gì để đi tới đích.
Lời giới thiệu
Chương 1: Cần nhiều hơn thành tích
Chương 2: Phẩm chất cá nhân đem lại ảnh hưởng
Chương 3: Lựa chọn điểm xuất phát
Chương 4: Nhập cuộc: Trở nên nổi bật và phá vỡ một số quy tắc
Chương 5: Biến không thành có: Tạo nguồn lực
Chương 6: Xây dựng mạng lưới xã hội năng suất và hiệu quả
Chương 7: Lời nói và hành động có sức mạnh
Chương 8: Gây dựng danh tiếng: Nhận thức là thực tế
Chương 9: Vượt qua trở ngại và chống đối
Chương 10: Cái giá của sức mạnh
Chương 11: Tại sao – và như thế nào – con người đánh mất quyền lực?
Chương 12: Động lực học của sức mạnh: Tốt cho tổ chức, tốt cho bạn?
Chương 13: Đơn giản hơn bạn nghĩ
Thông tin tác giả:
Jeffrey Pfeffer là giáo sư ngành Hành vi tổ chức, thuộc Khoa Sau đại học về Quản trị kinh doanh của trường Đại học Stanford. Ông là một trong 25 nhà tư tưởng quản trị hàng đầu và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, theo xếp hạng của Thinker 50.
Thông tin sách
Tên sách | Quyền lực:Vì sao người có kẻ không? |
Tác giả | Jeffrey Pfeffer |
NXB | NXB Lao động |
Số trang | 281 trang |
Khổ giấy | 15,5 x 21 cm |