Đọc vị trẻ qua nét vẽ (Thực hành)
Tác giả: Akiyoshi Torii
65.000 ₫
[Thaihabooks] Bằng những vận động tay chân, chúng ta có thể thay đổi thế giới bên ngoài và nhận thức sự thay đổi đó bằng tai, mắt và da. Đối với trẻ em, quá trình suy nghĩ, sáng tạo, vẽ một cái gì đó (thay đổi trạng thái của giấy vẽ) rồi chơi say mê với nó là niềm vui tuyệt vời không gì sánh bằng. Đó chính là một phần gắn liền với bản chất con người, một sinh vật có tính văn hóa. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta có thể tìm hiểu đời sống văn hóa, tinh thần của trẻ thông qua việc quan sát trẻ vui chơi. Đây cũng chính là biểu hiện hạnh phúc cơ bản nhất của con người. Frobel, nhà giáo dục mầm non người Đức, đã nói: “Chơi là phương pháp học tập tốt nhất”.
Trẻ em không phát triển như những khuôn mẫu mà người lớn mong muốn. Bản thân mỗi người có một đời sống riêng, trẻ em cũng vậy. Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã rất khác người lớn. Đối với trẻ, giai đoạn ăn dặm và làm quen với thức ăn mới ngoài sữa mẹ thường khá vất vả, dù thức ăn chỉ có một món đi chăng nữa. Nói cách khác, cho dù là người lớn, bạn cũng khó bắt trẻ nhỏ làm những việc không tốt hoặc trái với thói quen hàng ngày của trẻ. Việc vẽ tranh cũng như vậy. Trẻ vẽ tranh sẽ khác hoàn toàn với người lớn.
Việc trẻ vẽ tranh như thế nào có thể giúp chúng ta đoán biết tính cách và cả tâm lý của trẻ. 15 Những bức tranh của trẻ cũng là một trong những biểu hiện tâm lý trực tiếp nhất, giống như khi trẻ khóc vậy.
Giống như loài vượn, trẻ sẽ bắt đầu với những nét vẽ đơn giản nguệch ngoạc như đường thẳng, đường tròn. Sau đó, trẻ có thể vẽ những bức tranh có ý nghĩa về mặt nội dung. Dần dần, cùng với việc mở rộng vốn từ vựng, trẻ sẽ có thể vẽ được những bức tranh bằng sự tưởng tượng.
Thông qua quá trình phát triển từng chút một như thế, dần dần trẻ có thể vẽ được những bức tranh hoàn thiện như của người lớn. Tuy nhiên, tùy vào sự 17 phát triển theo độ tuổi mà cách thức biểu hiện và nội dung tranh cũng thay đổi. Các bậc cha mẹ không nên nôn nóng mà bỏ qua sự phát triển của con mình.
Việc các mẹ lo lắng về tranh vẽ của con là hết sức bình thường khi hầu hết kiến thức cơ bản của họ là do nghe được ở đâu đó. Chính xác là có ngành khoa học dựa vào tranh để phán đoán tâm lý, tính cách hoặc nghiên cứu trạng thái tinh thần. Tuy nhiên, ngay cả khi trẻ mắc bệnh thật đi chăng nữa, chúng ta cũng nên tin tưởng dành việc phân tích đó cho các nhà chuyên môn. Các bà mẹ đừng nên để ý quá kỹ lưỡng, soi xét từng li từng tí như thế. Nếu trẻ có thể vẽ những chấm tròn hay những đường tròn nguệch ngoạc, hãy thể hiện sự vui mừng và cố gắng lắng nghe nội dung bức tranh của trẻ.
Dạy vẽ tranh cho những trẻ ở mẫu giáo không chỉ là giáo dục tính tập thể, cộng đồng mà đây còn là môi trường tuyệt vời luôn đảm bảo trẻ có được mối quan hệ với những người bạn cùng chơi. Do đó, người lớn hãy cố gắng dành thời gian chơi cùng trẻ, chẳng hạn như các mẹ hãy tụ tập thành nhóm và rủ bạn bè và con cái của họ đến nhà mình hoặc dẫn con mình đến nhà họ chơi…
Nguyên nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng giáo dục ngày nay đó là việc thất bại khi không bồi đắp nền tảng tư tưởng giáo dục hiện đại, trong đó “phát triển nhân tính” đóng vai trò như một nhu cầu nhằm đáp ứng cho sự phát triển. Hệ thống giáo dục hiện nay đang quá ỷ lại vào những quan niệm cũ như tri thức cá nhân, chủ nghĩa quản lý, chủ nghĩa cạnh tranh. Chúng ta không nên mong chờ sự cải thiện từ những khuyến cáo do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc hoặc Ủy ban Liên hợp quốc về Quyền trẻ em đưa ra mà nên “tự làm sạch” chính mình bằng những cải cách trong nước. Cuốn sách này mong muốn sẽ góp phần nhỏ bé vào công cuộc cải cách đó.
Mục lục:
Lời mở đầu
Chương 1: Nhập môn về vẽ tranh dành cho các bà mẹ.
Bài học 1: Bạn có đang lắng nghe thông điệp từ những bức tranh trẻ vẽ không?
Bài học 2: Có nên dạy trẻ vẽ theo hình mẫu không?
Bài học 3: Trẻ có ghét bị lấm bẩn không?
Bài học 4: Có đoán được tính cách của trẻ qua tranh vẽ không?
Bài học 5: Bạn có đang trải nghiệm vui vẻ cùng với trẻ không?
Chương 2: Trẻ sẽ trưởng thành qua hoạt động vẽ tranh.
Giai đoạn 1 tuổi .
Khoảng 1 tuổi: Bắt đầu bằng sự nghịch ngợm của tay.
Khoảng 1 tuổi rưỡi: Do chuyển động bàn tay qua lại, nét vẽ của trẻ ở giai đoạn này vẫn rất nguệch ngoạc.
Sau 1 tuổi rưỡi: Từ vòng tròn lớn nguệch ngoạc, trẻ vẽ những vòng tròn nhỏ.
Những điểm cần ghi nhớ trong giai đoạn trẻ 1 tuổi.
Giai đoạn 2 tuổi.
Khoảng 2 tuổi: Vòng tròn bắt đầu khép lại.
Sau 2 tuổi ruỡi: Trẻ bắt đầu gắn ý nghĩa vào tranh.
Những điểm ghi nhớ trong giai đoạn trẻ 2 tuổi.
Giai đoạn 3 tuổi.
Khoảng 3 tuổi: Tay cử động theo những gì mình định vẽ
Sau 3 tuổi rưỡi: Trẻ trò chuyện bằng rất nhiều kiểu vẽ hình tròn
Những điểm ghi nhớ trong giai đoạn trẻ 3 tuổi .
Giai đoạn 4 tuổi.
Khoảng 4 tuổi: Trẻ bắt đầu có thể vẽ bằng sự tưởng tượng.
Sau 4 tuổi rưỡi : Những bức tranh rời rạc, giống như liệt kê hình vẽ .
Những điểm ghi nhớ trong giai đoạn trẻ 4 tuổi.
Giai đoạn 5 tuổi
Khoảng 5 tuổi: Trẻ có thể vẽ và sắp xếp sự vật trong tranh một cách có trật tự
Sau 5 tuổi rưỡi: Biểu hiện mối quan hệ bằng các đường cơ sở
Những điểm ghi nhớ trong giai đoạn trẻ 5 tuổi.
Giai đoạn 6 tuổi
Trẻ 6 tuổi sẽ có thể vẽ và phân biệt các đường cơ sở
Giai đoạn trẻ 7 đến 8 tuổi
Bắt đầu có ý thức về xã hội của người lớn và trẻ em
Giai đoạn 9 tuổi
Từ 9 tuổi: Bức tranh của trẻ đã là bức tranh của người lớn
Những điểm ghi nhớ trong giai đoạn trẻ 6 – 9 tuổi
Chương 3: Hỏi–đáp về vẽ tranh.
Thông tin tác giả:
Akiyoshi Torri sinh năm 1928 tại tỉnh Aichi. Ông tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Aichi, nay là Đại học giáo dục Aichi, ông là Chủ tịch Hội Mỹ Thuật hòa bình tỉnh Aichi và là người đại diện giúp đỡ cho Viện Nghiên cứu Văn hóa trẻ em tỉnh Aichi. Ông còn là tác giả của nhiều đầu sách bàn về vai trò của mỹ thuật trong quá trình nuôi dạy và phát triển của trẻ em.
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!