>
[Thaihabooks] Không chỉ là một cách giải trí, mẹ có biết bức tranh con vẽ cũng phần nào thể hiện tính cách không? Theo các nhà nghiên cứu, bạn có thể suy ra nhiều thứ thông qua từng bức tranh của con, cách bé cảm nhận vấn đề. Chẳng hạn, khi cảm thấy lo lắng, bé thường vẽ mây, chim bay hay những hình người không có mắt. Trong khi đó, những bé hay e thẹn, nhút nhát thường vẽ những hình người nhỏ, không có mũi hoặc miệng với tay nhỏ, gần sát thân người… Nhưng một điều kỳ diệu hơn thế là các bé ở tuổi cầm bút còn chưa vững cũng có thể tự miêu tả được suy nghĩ của mình thông qua những nét vẽ nguệch ngoạch. Mỗi giai đoạn ứng với từng bức tranh khác nhau và tương ứng với một bước trong sự phát triển của trẻ.
Nuôi dạy và giáo dục trẻ là một hành trình suốt đời và phải bắt đầu từ việc giáo dục nghệ thuật, giáo dục mầm non. Có rất nhiều những cách giáo dục trẻ sai lầm hiện nay, trong đó nổi bật lên là việc bắt trẻ phải học theo những kỹ năng của người lớn. Nhưng một vấn đề dễ dàng nhìn nhận thấy là Trẻ em không phát triển như những khuôn mẫu mà người lớn mong muốn: nếu 0 tuổi là 0 tuổi, 1 tuổi là 1 tuổi, 3 tuổi là 3 tuổi… Bản thân mỗi người có một đời sống riêng. Trẻ em cũng là một sinh vật có đời sống và những bản tính của riêng mình. Trẻ em ngay từ khi sinh ra đã rất khác với người trưởng thành, người lớn chúng ta. Chúng ta phải trải qua một giai đoạn phát triển rất dài, hàng chục năm để có thể tích luỹ, học hỏi và rèn luyện được những kỹ năng như thế này và trẻ em cũng cần điều đó.
Một bộ sách gồm 2 cuốn mang tên “Dạy trẻ qua nét vẽ” lý thuyết và thực hành sẽ giúp bạn hiểu thật sâu sắc về cách học và chơi cùng trẻ qua việc vẽ tranh, phần nào đoán biết được những suy nghĩ, tính cách của trẻ. Và hơn thế cha mẹ có thể quan sát sự thay đổi, trưởng thành của con thông qua sự tiến bộ của từng bức tranh con vẽ. Thay vì việc hướng dẫn, chỉ dạy con theo một khuôn mẫu nhất định thì cha mẹ sẽ biết cách dạy con theo đúng với giai đoạn con đang trải qua. Việc có thể vẽ bằng cảm xúc của chính mình, kể và tái hiện những câu chuyện hoặc sự thật do chính mình tìm ra một cách sinh động qua những bức tranh chính là việc giáo dục và gắn cho trẻ khả năng sinh tồn một cách chân thực nhất.
Mục lục:
Chương 1: Sự trưởng thành của trẻ và vai trò của những bức tranh
I. Tranh vẽ của trẻ nhỏ và tranh vẽ của người lớn
II. Người lớn ảnh hưởng như thế nào đến tranh của trẻ em
III. Những kỹ năng được ươm mầm từ trò chơi tạo hình của thời thơ ấu
Chương 2: Sự phát triển và cách nhìn nhận tranh vẽ của trẻ
I. Các giai đoạn phát triển của năng lực vẽ tranh ở trẻ
II. Sự phát triển và cách nhìn nhận tranh vẽ của trẻ từ 1 đến 3 tuổi
III. Những nét vẽ nguệch ngoạc và ham muốn vẽ tranh
IV. Sự phát triển và cách nhìn nhận tranh vẽ của trẻ từ 4 đến 9 tuổi
Chương 3: Nhận thức từng bước phát triển trong tranh của trẻ – Phòng tranh của trẻ từ 1 tuổi đến 9 tuổi
I. Giai đoạn 1 tuổi
II. Giai đoạn 2 tuổi
III. Giai đoạn 3 tuổi
IV. Giai đoạn 4 tuổi
V. Giai đoạn 5 tuổi
VI. Giai đoạn 6~8 tuổi
VII. Giai đoạn 9 tuổi
VIII. Tranh vẽ của những đứa trẻ đã hồi phục lại trạng thái bình thường
Giới thiệu tác giả:
Akiyoshi Torri sinh năm 1928 tại tỉnh Aichi. Ông tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Aichi, nay là Đại học giáo dục Aichi. Ông từng là giáo viên chăm sóc trẻ em ở các trường mồ côi, giáo viên mỹ thuật ở trường tiểu, trung họ, trường khuyến thính với các chuyên môn là giáo dục, mỹ thuật, lý luận về tư vấn giáo dục và phát triển.
Hiện nay, ông là Chủ tịch Hội Mỹ Thuật hòa bình tỉnh Aichi và là người đại diện giúp đỡ cho Viện Nghiên cứu Văn hóa trẻ em tỉnh Aichi. Ông còn là tác giả của nhiều đầu sách bàn về vai trò của mỹ thuật trong quá trình nuôi dạy và phát triển của trẻ em.
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!